MĂNG TÂY LINH ĐAN NINH THUẬN

Mã sản phẩm
FARM2599746
Xuất xứ : Ninh Thuận - Việt Nam
Giá sản phẩm : Liên hệ Trang trại

Vùng sản xuất

Mã vùng :
NT01
Tên vùng sản xuất :
MĂNG TÂY LINH ĐAN - NINH THUẬN
Địa chỉ :
Số 85 đường Trần Phú, Phường Phủ Hà, Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận

Nhà xưởng

Mã nhà xưởng :
NT03
Tên nhà xưởng :
KHU CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN MĂNG TÂY LINH ĐAN
Địa chỉ :
Số 85 đường Trần Phú, Phường Phủ Hà, Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận

Nhà sản xuất

Tên :
Công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận
Địa chỉ :
số 85 Trần Phú, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Nhà xuất khẩu

Tên :
Công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận
Địa chỉ :
số 85 Trần Phú, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Nhà nhập khẩu

Tên :
Công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận
Địa chỉ :
số 85 Trần Phú, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Nhà phân phối

Tên :
Công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận
Địa chỉ :
số 85 Trần Phú, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Nhà vận chuyển

Tên :
Công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận
Địa chỉ :
số 85 Trần Phú, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Mô tả

Măng tây (danh pháp hai phần: Asparagus officinalis) là một loại thực vật dùng làm rau. Cây thảo có thân mọc ngầm trong đất, thường gọi là thân rễ. Thân rễ dày, mang nhiều rễ dài, đường kính 5-6mm, màu nâu sáng, xốp. Các thân đứng mọc trong không khí lởm chởm những vết sẹo của những nhánh đã rụng. Các thân khi sinh này mang những vòng cành biến đổi thành lá hình kim. Lá thật tiêu giảm. Hoa rất nhỏ, màu lục, hình chuông, dài độ 6mm, tập hợp 4-6 cái thành nhóm ở nách lá của các cành dạng lá. Quả hình cầu, dày màu đỏ. Người ta phân biệt giữa măng tây trắng và măng tây xanh. Tùy thuộc vào khu vực, măng tây được thu hoạch ở châu Âu từ tháng 3 đến tháng 6 và được đánh giá cao như một loại rau. Cây măng tây là một loại cây đa niên[2] thuộc Họ Măng tây với bản địa ở Âu châu, Bắc Phi và Tây Á.[3][4][5] Ngày nay đọt non cây măng tây được trồng nhiều nơi dùng trong ẩm thực như một loại rau. Loài này từng được xếp vào họ lily, giống với các loài Allium, hành và tỏi, nhưng họ Liliaceae đã được tách ra và các cây giống hành hiện thuộc họ Amaryllidaceae và asparagus (cây Thiên Môn) thuộc họ Asparagaceae.

Thành phần

Các thành phần đã biết là nước 90-95% glucid 1,70-2,50% lipid 0,10-0,15%, protid 1,60-1,90%, cellulose 0,55-0,70%, các vitamin A, B1, B2, C, khoảng 10% chất khoáng với mangan, sắt, photpho, kali, calcium four, brome, iod, một ít tanin, một saponosid mà genin là sarsasapogenin; các chồi non chứa asparagin, coniferin, một ít rutosid (có nhiều hơn ở các phần xanh) các vết anthocyamosid và một chất có lưu huỳnh có thể là dẫn xuất methylsulfonium của methylmercapten (methanethiol) có mùi khó chịu. Trong rễ có sarsasapogenin coniferin, acid chelidonic, mannit, asparagin, muối kali.

Công dụng

Măng thường dùng để ăn, có mùi dễ chịu, dùng rất tốt, cho người suy niệu, thấp khớp, thống phong, viêm phế quản mạn tính, đái đường, đánh trống ngực. Rễ được dùng cho các trường hợp giảm niệu của bệnh nhãn tim, các bệnh về thận, thuỷ thũng, vàng da. Ở Trung Quốc, Măng tây được dùng trị phổi nóng sinh ho và sát trùng, được dùng ngoài trị bệnh ngoài da, ghẻ, nấm và ký sinh trùng.

Hướng dẫn sử dụng

Măng tây sinh trưởng mạnh trên đất trồng tơi xốp giàu dinh dưỡng, pH 6,5-7,5. Bộ rễ măng tây ăn sâu đến 2m vì vậy, chiều dày tầng canh tác phải trên 1,5m. Đất trồng măng tây cũng phải có mực nước ngầm thấp trên 1,5m. Đất phải tiêu nước tốt, không bị dí dẽ, ngập úng vào mùa mưa. Đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, đất cát ven biển được xem là những loại đất phù hợp để trồng măng tây. Khu vực trồng măng tây phải đủ ánh nắng bảo đảm quang hợp tốt, năng suất phẩm chất cao. Đất trồng cây măng tây phải được cải tạo bằng phẳng, có hệ thống tưới tiêu nước tốt, tránh ngập úng. Trước khi trồng, cày 2 lần cách nhau khoảng 10 ngày, cày sâu 20-25cm. Bón lót 20 tấn phân hữu cơ ủ hoai hoặc 1,5-2 tấn phân hữu cơ vi sinh cho 1 ha, kết hợp bón vôi 1.200-1.500 kg/ha rải đều, rồi bừa, xới đất 2-3 lần cho thật tơi xốp, sạch cỏ dại. San phẳng mặt đất trồng, lên liếp rộng 120cm x cao 30cm, rãnh 20cm. Lên liếp xong phơi nắng 30 ngày để hạn chế mầm bệnh, sâu hại. Chú ý tạo mặt liếp dốc nghiêng về 2 bên mép liếp để không ứ đọng nước mưa, nước tưới. Tại vùng đất cát cỏ thể làm luống chìm, nhưng phải có hệ thống tiêu nước tốt vào mùa mưa. 2. Thời vụ trồng măng tây tại các tỉnh duyên hải miền trung Tại các tỉnh duyên hải miền trung có thể trồng vào 2 vụ trong năm đó là: – Vụ 1: Gieo cuối tháng 2 đến tháng 4, trồng từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. – Vụ 2: Gieo cuối tháng 8 đến đầu tháng 10, trồng tháng 11-2 năm sau. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 VỤ 1 Gieo hạt Trồng cây Thu hoạch VỤ 2 Gieo hạt Trồng cây 3. Mật độ, khoảng cách Tùy theo điều kiện chăm sóc, có thể chọn các kiểu trồng măng tây hàng đơn, hàng đôi hoặc hàng ba. – Trồng hàng đơn: Khoảng cách trồng 120 cm x 45 cm tương đương 18.000 cây/ha. Trồng hàng đơn – Trồng hàng đôi: khoảng cách cây 45cm, khoảng cách hàng 120cm mật độ 27.000 cây/ha. Trồng hàng đôi – Trồng hàng ba: khoảng cách cây 45cm, khoảng cách hàng 120-150cm, mật độ 31.500 cây/ha. Trồng hàng ba 4. Trồng cây măng tây Tuổi cây giống tối thiểu là 60 ngày đối với cây trồng trong bầu hoặc 90 ngày đối với cây con ươm trực tiếp trên liếp. Cây con có chiều cao trên 60cm, số lượng cọng rễ 10-20 cái trở lên. Đặt cây con ngay ngắn vào hố trồng, cây cách cây 45 cm, mặt bầu ngang mặt đất trồng. Cổ rễ cây măng sau khi trồng không nên đặt cao hơn mặt đất tự nhiên quá 20-30 cm để khi cây trưởng thành bộ rễ có thể ăn sâu vào đất tự nhiên khoảng 20-30 cm. Sau khi trồng cây, lấy đất 2 bên mép liếp phủ một lớp đất mặt dày khoảng 5-10 cm cho những gốc măng để bảo vệ cổ rễ và giữ cây măng đứng thẳng. Theo dõi cây trồng thường xuyên, nếu thấy có cây bị hư hỏng, sâu bệnh hoặc chết thì tiến hành trồng dặm bổ sung ngay. 5. Cắm cọc, giăng dây chống đổ ngả cây Thân măng tây rất mềm yếu, tán lá rộng cành dài rất dễ đổ ngã. Nếu không có chỗ dựa gốc bị lung lay lúc còn nhỏ, cao hơn nữa sẽ đổ rạp không cho năng suất. Mặt khác, lứa thân cây thời gian sau sẽ to hơn lứa thân cây thời gian trước, rất dễ làm đổ ngả cây trồng. Để giúp cây măng đứng thẳng, cần phải giăng dây chống đổ ngả cây. Những ruộng măng tây cho năng suất cao đều được cắm cọc giăng dây rất chắc chắn. Cách cắm cọc giăng dây: – Ngay sau khi trồng cây con bắt đầu mọc mầm mỗi hốc cắm 1 cọc tre đường kính 1,5cm (cỡ ngón tay cái), cao 1,5m chôn sâu 0,3m làm cây chống để cây con không bị gió làm đổ rạp. Dùng dây cước nilon cỡ 10mm buộc néo cây nối các cọc với nhau để chống đổ ngã, lượng cước lưới khoảng 50kg/ha. Sau khi trồng 3 tháng tỉa bỏ các cây mẹ đã già sau đó cắm lại cọc tre và sửa lại dây cước. Có thể thay dây cước bằng lưới ô vuông 10cm x 10cm. Cắm cọc tre bảo vệ cây con Cắm cọc tre bảo vệ cây con – Khi cây măng tây đã lớn, tiến hành cắm 2 cọc tre ở giữa luống măng tây, đường kính cọc tre khoảng 5cm, cao khoảng 1,5m, phân khoảng cách nhau 3-4 m. Dùng dây cước nilon chắc chắn giăng thành hàng đôi (kẹp cây măng ở giữa), cách mặt liếp ở độ cao 50cm; rồi giăng thêm dây hoặc nâng dần đôi dây lên cao khoảng 75cm, 90cm, 100cm tuỳ theo độ cao lớn của cây để giữ cây luôn đứng thẳng. Vật tư làm giàn 1000m2 trồng măng tây gồm 2000 cây tre chống đứng 1,5m cây chống ngang 400 cây, dây cước trắng 5 kg. 6. Bón phân và chăm sóc 6.1. Bón phân a. Bón lót trước khi trồng măng tây Lượng phân cho 1 ha: 20 tấn phân chuồng hoặc 2 tấn phân hữu cơ vi sinh + 350 kg lân nung chảy + 65 kg Urea + 60 kg KCl. Cách bón: Trên mặt liếp đào một rãnh dọc theo chiều dài liếp, rãnh rộng 50cm sâu 25 cm hoặc đào hố kích thước 40-40 cm cách nhau 45-50 cm. đảo đều phân với đất, sau đó trồng cây ngay ngắn. b. Bón thúc cho măng tây + Bón thúc 2 lần/tháng; + Liều lượng: Tháng thứ nhất và thứ 2 bón 200 kg NPK 16.16.8; Tháng thứ 3 bón 300 NPK 16.16.8; Tháng thứ 4 bón lần 1: 15 tấn phân chuồng+ 65 kg U rea+ 60 kg Kcl; Lần 2: 150 kg NPK 16.16.8; Từ tháng thứ 4 trở đi mỗi tháng bón 300 kg NPK 20.20.15. + Từ năm thứ 2 trở đi: lượng phân có thể tăng lên 10-15% tùy tình hình sinh trưởng của cây. Có thể bón các loại phân khác với hàm lượng dinh dưỡng tương tự như trên. Ngoài ra, cần kết hợp sử dụng thêm các loại phân bón bổ sung các nguyên tố trung và vi lượng cho cây. 6.2. Tỉa bớt cây yếu và dưỡng cây mẹ Từ ngay sau khi trồng cho đến khi cây được 135 ngày cứ định kỳ 15 ngày lại tỉa bỏ bớt cây yếu, cây già và cây bị sâu, bệnh để luôn giữ cho bụi măng chỉ có 4-6 cây mẹ khỏe mạnh để cho măng. – Sau khi trồng 135 ngày: Chăm sóc đúng kỹ thuật và đủ dinh dưỡng, từ giai đoạn này cây sẽ bắt đầu trổ măng. Đón đầu lứa măng tơ này, khi quan sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính thân cây đạt >10-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá) + lá chuyển sang màu xanh đậm thì chọn giữ lại 2-3 cây mẹ khỏe mạnh, có thể cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,2-1,3m để kích thích việc trổ măng, kết hợp dưỡng cành lá thật sum suê để lấy ánh nắng quang hợp nuôi dưỡng cây măng, rồi tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Kết hợp làm cỏ bón phân thúc. – Chú ý quan trọng: Sau khi cắt hạ bớt ngọn 5-10 ngày, cây bắt đầu trổ măng tơ. Cần tiến hành thu hoạch cho bằng hết lứa măng tơ này (bất kể đạt hay không đạt chất lượng) để cây măng có chỗ trống chuẩn bị cho ra đời lứa măng kế tiếp nhiều hơn và khỏe mạnh hơn. Thu hoạch lứa măng tơ được 25-30 ngày thì phải tạm ngưng thu hoạch măng ngay. Không nên thu hoạch lứa măng tơ kéo dài quá 1 tháng để tránh cho cây không bị mất sức, suy kiệt, làm ảnh hưởng năng suất, chất lượng các lứa măng sau. 6.3. Tưới nước Nước là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng măng, thường xuyên cung cấp đủ nước sạch đảm bảo duy trì độ ẩm ở mức 60-70%. Nên sử dụng nước giếng khoan, có thể tưới phun mưa, hoặc tưới rãnh bảo đảm đủ ẩm cho măng phát triển. Định kỹ tưới tùy thuộc thời tiết và độ ẩm đất khoảng 2-3 lần/tuần, mùa mưa có thể tưới ít hơn. Mùa nắng phải tưới thường xuyên mỗi ngày, giữ đều độ ẩm của đất khoảng 65-70% để có măng ngọt, mềm với năng suất, chất lượng cao. Mùa mưa phải chú ý tiêu thoát nước cho thật tốt. Không được để úng ngập quá 24 giờ, sẽ làm đầu chồi măng biến dạng cong vẹo, gốc rễ cây măng và chồi măng phát bệnh, hư thối, cây sẽ không cho măng hoặc măng bị giảm chất lượng đáng kể không thể thu hoạch được. + Lưu ý: Chồi măng sinh sôi và phát triển chủ yếu vào ban đêm. Vì vậy, không được tưới nước cho cây măng tây xanh sau 17 giờ chiều mỗi ngày, vì nước tưới (hoặc nước trời mưa to vào buổi tối nếu có) sẽ làm cong vẹo đầu chồi măng, làm ảnh hưởng, ức chế việc sinh sôi nảy nở các chồi măng vào buổi tối hôm đó, làm giảm hoặc mất sản lượng măng vào ngày hôm sau. Chỉ nên tưới nước cho cây măng tây xanh vào các buổi sáng sớm mỗi ngày, sau khi đã thu hoạch xong lứa măng hàng ngày vào mỗi buổi sáng. 6.4. Làm cỏ Trồng măng trên diện tích lớn, làm cỏ bằng tay tốn nhiều công sức và mất nhiều thời gian. Cần chủ động tính trước việc làm cỏ từ khi chuẩn bị đất trồng, để có thể sử dụng máy làm cỏ kết hợp xới xáo đất và bón phân. – Sau khi trồng, trước mỗi định kỳ bón phân 15 ngày/lần, cần phải làm cỏ thường xuyên, liên tục, dứt điểm từ khi cỏ còn non, không để cỏ già rơi hạt tái sinh lớp cỏ con cháu. – Không nên sử dụng thuốc trừ cỏ cho cây măng tây. – Không dùng rơm, trấu chưa xử lý mầm bệnh để phủ gốc thay việc làm cỏ. – Không dùng bạt nilon phủ gốc để khử cỏ, vô tình ngăn cản sự quang hợp ánh nắng làm hỏng bộ rễ chùm và ngăn cản sự phát triển của các chồi măng non. Sau khi bón phân, cần lấy lớp đất trên mặt liếp bổ sung vào gốc cây măng; cách làm này cũng giúp ích rất nhiều cho việc kiểm tra và hạn chế cỏ dại. Cẩn thận dùng thuốc diệt cỏ trong giai đoạn tạm ngưng thu hoạch măng chờ thay cây mẹ. Chú ý sử dụng thuốc diệt cỏ đúng hướng dẫn theo nguyên tắc “4 đúng”, không để thuốc ảnh hưởng làm mất sức cây măng, đồng thời phải bảo đảm thời gian cách ly đúng quy định bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. 6.5. Cắt hạ bớt ngọn cây để kích thích việc trổ măng Ở thời điểm sau khi trồng 135 ngày (4,5 tháng), khi quan sát thấy đường kính gốc thân cây mẹ đạt > 10-12 mm (lớn hơn điếu thuốc lá). Khi lá cây mẹ chuyển sang màu xanh đậm là dấu hiệu cho thấy cây sắp đến thời kỳ cho măng thu hoạch. Để cây măng tây phát triển nhanh và nhiều chồi măng, cần tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,2 m, để giúp cây mẹ phình to gốc và làm tăng thêm đáng kể lượng cành lá quang hợp cho cây, kích thích mạnh việc trổ măng, đồng thời giúp cây tăng năng suất, chất lượng măng lứa sau nhiều hơn, cao hơn lứa trước. 7. Thu hoạch măng tây + Thu hoạch măng tơ thời gian đầu: Từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 6-8 tháng tùy theo giống và điều kiện trồng trọt. Trong 4 tháng đầu không thu măng chỉ tỉa bỏ cây xấu, cây bệnh. Sau 4 lần tỉa (4 tháng tuổi kể từ khi trồng) có thể thu hoạch măng trong vòng 1 tháng, chú ý chỉ thu cây măng nhỏ hơn cây mẹ, chồi lớn để lại thay thế cây mẹ. Tiếp đến cho nghỉ dưỡng cây 1 tháng, tỉa bỏ 1 lần chừa lại cây lớn. Đến tháng thứ 6 thì thu hoạch măng hàng hóa bình thường. + Kỹ thuật thu hoạch và phân loại măng tây: Việc thu hoạch sản phẩm măng tây xanh khá đơn giản. Người trồng có thể tận dụng lao động nhàn rỗi, lao động nữ và lao động lớn tuổi để thu hoạch và sơ chế sản phẩm, giao hàng theo các điều kiện hợp đồng với đơn vị thu mua. Khi các chồi măng nhú lên cao khỏi mặt đất khoảng 25-30 cm là lúc cần phải thu hoạch ngay để có được sản phẩm măng chất lượng cao. Sau khi thu hoạch, không nên để măng tây xanh tiếp xúc với ánh nắng làm cho chồi măng nhanh chóng bị già hóa, măng sẽ có nhiều xơ, mất dinh dưỡng, giảm chất lượng và mất giá trị thương phẩm. Thời gian thu hoạch măng tây xanh là buổi sáng, thường từ 5-8 giờ sáng mỗi ngày, trước khi mặt trời mọc để măng tránh tiếp xúc với ánh nắng. Chọn chồi măng đã đạt chiều cao 20cm trở lên, dùng tay nắm chặt gốc chồi măng, nghiêng 30-45oC giật nhẹ, chồi măng sẽ tách rời khỏi rễ trụ dễ dàng. Phân ra măng loại 1 và loại 2 theo yêu cầu thu mua sản phẩm, rửa sạch đất, cát (chú ý không để nước ướt đầu măng sẽ làm thối hỏng lá đài, làm hỏng chồi măng), bó lại thành bó 0,5-1,0 kg, xếp thẳng đứng nhẹ nhàng vào sọt hoặc xô nhựa. Cứ thế, tiếp tục khai thác măng mỗi ngày cho đến hết chu kỳ thu hoạch măng, khi thấy cây mẹ sắp chuyển lá vàng (lão hóa) thì ngưng thu hoạch ngay, chọn giữ lại 4-6 chồi măng khỏe mạnh làm cây mẹ thay thế (trẻ hóa), tỉa bỏ cây nhỏ, cây mẹ già và cây bị sâu bệnh. Nếu chăm sóc tốt, năm đầu mỗi cây có thể cho 1-2 chồi măng/ngày, từ năm thứ 2 mỗi cây có thể cho 2-3 chồi măng/ngày hoặc nhiều hơn tùy theo chế độ chăm sóc, trong đó có khoảng 80% là măng loại 1. Sau khi thu hoạch măng, cần phải nén chặt đất trồng nơi đã lấy măng. + Sơ chế măng tây: Măng tây xanh sau khi thu hoạch nếu để tiếp xúc với ánh nắng và bảo quản lạnh không đúng kỹ thuật bảo quản thực phẩm sẽ bị hư hỏng nhanh chóng trong vòng 2 ngày. Để tiếp xúc với ánh nắng, măng sẽ bị hóa già (xơ hóa), bị héo làm mất dinh dưỡng và giảm chất lượng, không thể phân phối cho thị trường được. Vì vậy, ngay sau khi thu hoạch, cần tiến hành sơ chế phân loại, rửa sạch, cắt cỡ, cột thành bó xong phải chuyển giao ngay cho đơn vị thu mua để họ còn kịp thời gian chế biến, bảo quản lạnh và phân phối ra thị trường, hoặc xuất khẩu. Măng đã thu hoạch nếu chưa sử dụng ngay cần phải được bảo quản lạnh 2oC hoặc cắm chân măng vào 3-5 cm nước (đá) lạnh. + Dưỡng cây sau chu kỳ thu hoạch: Khi cây măng tây có dấu hiệu già hóa khoảng 2-3 tháng thu hoạch liên tục hàng ngày. Cây mẹ bị suy yếu, tàn lụi, bệnh hại phát sinh nhiều thì phải dừng thu hoạch để dưỡng cây. Trong thời gian này phải chăm sóc tốt, bón đủ phân, tỉa bỏ cây yếu, cây bệnh và phòng trừ sâu bệnh triệt để trong vòng 1 tháng. Sau đó tiếp tục chu kỳ thu hoạch kế tiếp. Lịch cho cây măng nghỉ để chăm sóc dưỡng cây: Tháng 1 – 2 3 4 – 5 6 7 – 8 9 10 – 11 12 Công việc Thu hoạch (TH) Dưỡng cây (DC) TH DC TH DC TH DC

Thông tin chứng nhận

Lịch sử giao dịch


Quản lý

Điện thoại liên hệ :
0901235189
Địa chỉ :
85 Trần Phú,Phường Phủ Hà tp Phan Rang - Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận