Mô tả
Bạn đã biết gì về cua biển?
Cua biển đã rất đỗi quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là những ai sống ở biển. Ngoài cái tên cua biển thân thuộc, nhiều nơi còn gọi chúng là cua bể, cua sú, cua xanh, cua bùn… Và loài cua này thường sinh sống ở môi trường biển hoặc vùng vịnh ven biển.
- Cua biển là hải sản được nhiều người ưa chuộng
Ngoài cua biển sống ở môi trường tự nhiên, hiện nay người dân vùng biển nước ta cũng đang hình thành nhiều mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao. Vậy cua biển ăn gì? Tùy vào độ tuổi mà chúng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau từ động vật cho tới nhuyễn thể…
- Cua biển có mấy loại, gồm những loại nào?
Nếu không phải người dân sinh sống ở vùng biển, am hiểu về hải sản, chắc chắn bạn sẽ khó lòng biết được cua biển có mấy loại. Chúng ta có thể tạm chia cua biển thành 2 loại chính: cua gạch và cua thịt.
- Cua gạch
Cua gạch thơm ngon, chắc thịt khi vào mùa sinh sản
Cua gạch có có chứa nhiều trứng ở hai bên mai
Cua gạch là cua cái đã trưởng thành, gạch của chúng có màu son đỏ chứa đầy ở hai bên của mai cua. Khi mai cua đầy gạch cũng chính là lúc chúng chuẩn bị bước vào thời kỳ sinh sản. Đây là thời điểm cua ngon nhất, thịt chắc ngọt, yếm màu vàng nâu, xung quanh có nhiều lông tơ nhỏ.
- Cua thịt
Với loại này, chúng ta không phân biệt cua đực hay cua cái. Cua thịt có thịt rất chắc, nhiều thịt trong thân, càng và các chân. Bạn có thể nhận biết cua thịt thông qua việc quan sát yếm của chúng. Thường cua thịt có hình tam giác, vị thịt ngọt, dai và là loại cua có chất lượng tốt nhất.
Ngoài cách phân loại như trên, chúng ta còn có thể chia cua biển thành các loại khác nhau dựa theo nguồn gốc xuất xứ của chúng.
Cua thịt rất dễ phân biệt so với cua gạch
Cua thịt có kích thước khá lớn, không phân biệt đực cái
Công dụng
- Ăn cua biển có thực sự tốt cho sức khỏe?
Rất nhiều bài báo, rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã kết luận rằng cua biển có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe của con người. Vậy trên thực tế, ăn cua biển có tác dụng gì?
Có thể bạn chưa biết, trong cua có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như chất khoáng, protein, omega-3, Vitamin B12, Natri,… nguồn dưỡng chất dồi dào và dễ tiêu này chính là điều quý giá nhất với cơ thể của chúng ta.
- Cua biển – thực phẩm rất tốt cho tim mạch
Trong thịt cua biển có chứa nhiều dưỡng chất đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ hệ tim mạch của con người như canxi, magie, omega-3. Do đó, thịt cua biển được đánh giá là một trong những thực phẩm tuyệt vời giúp duy trì sự hoạt động ổn định của hệ tim mạch.
Bên cạnh đó, thịt cua còn chứa một lượng lớn Vitamin nhóm B. Loại Vitamin này chính là “thần dược” giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, hỗ trợ tái tạo hồng cầu, đẩy nhanh quá trình trao đổi axit-amin trong cơ thể. Theo các nghiên cứu khoa học, chỉ cần bạn ăn 1 con cua biển 1 ngày là đã có thể bổ sung 100% vitamin B12 cho cơ thể rồi nhé!
- Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư hiệu quả
Selenium là chất chống oxy hóa có tác dụng loại bỏ chất gây ung thư như cadmium, thủy ngân và arsenic, selen ra khỏi cơ thể. Và chất này có nhiều trong các loài hải sản có vỏ, trong đó có cua. Ngoài ra, Lysate chiết xuất từ máu xanh của cua được dùng để phát hiện viêm màng não, cột sống chống ung thư hiệu quả. Do vậy, thường xuyên ăn cua biển là một cách giúp bạn đẩy lùi các chất độc có khả năng gây ung thư cực tốt.
- Cua biển tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Bạn có biết, trong cua có chứa hàm lượng Crom cực lớn, có tác dụng hỗ trợ insulin để chuyển hóa đường. Từ đó làm giảm mức độ glucose trong máu của cơ thể. Vì vậy, cua biển là thực phẩm rất tốt cho những ai đang bị mắc chứng bệnh tiểu đường.
Mặc dù trong cua biển có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vừa nêu trên, nhưng chúng cũng chứa hàm lượng cholesterol và natri rất cao. Trung bình một phần thịt cua 75gram có tới 911 mg natri. Nếu nạp quá nhiều Natri vào cơ thể có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim, cao huyết áp. Chưa hết, cũng trong 75gram thịt cua có tới 45mg Cholesterol. Nếu tiêu thụ lớn hơn 300mg cholesterol mỗi ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Chính vì thế, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều thịt cua cùng lúc. Hãy chia chúng thành nhiều bữa nhỏ trong tuần để cơ thể không bị quá tải.
Hướng dẫn sử dụng
- Bí quyết lựa chọn và bảo quản cua biển chuẩn nhất
Ăn cua đã nhiều nhưng có chắc bạn đã biết cách chọn cua biển sao cho chuẩn nhất chưa? Nếu chưa, tham khảo ngay một số thông tin hữu ích về vấn đề này ngay sau đây.
- Cách chọn cua ngon
>> Xem càng
Kiểm tra kỹ màu của lớp da lụa giữa kẹt khuỷu của càng cua. Nếu lớp da này màu hồng hỏ hoặc sậm thì chứng tỏ cua nhiều thịt. Và thường cua mới bắt sẽ có lớp da này rất thẳng, căng bóng, đó là cua mập. Ngược lại, cua cũ, bị rọ lâu ngày sẽ có lớp da nhăn nheo, màu sắc kém tươi hơn.
>> Bóp yếm
Dùng ngón tay nhấn nhẹ vào yếm cua. Nếu thấy cứng tay là cua chắc. Nếu yếm mềm thì cua đó ít thịt.
>> Kiểm tra đầu đùi
Bạn có thể bóp vừa tay nếu thấy cua giãy giụa toàn bộ các chi, càng thì cua còn khỏe, thịt ngon. Nếu cua giãy yếu hoặc không phản ứng thì có thể cua đã yếu và sắp chết, thịt không tươi ngon, mủn và nhiều nước.
- Cách bảo quản cua sống lâu
Nhiều khi mua cua xong chúng ta không thể chế biến ngay hoặc phải vận chuyển xa từ biển về nhà làm quà cho mọi người. Lúc này, bảo quản cua như thế nào để chúng đảm bảo còn sống, tươi ngon?
- Cua biển chế biến món gì ngon?
Có hàng trăm công thức khác nhau để bạn có thể hô biến cua biển thành món ngon khó cưỡng. Từ hấp, luộc, sốt, cho tới lẩu, súp, cháo… Vậy bạn có biết cua biển chế biến món gì ngon nhất không? Tham khảo ngay một số món ngon tuyệt hảo được ưa chuộng từ loài hải sản này cùng chúng tôi nhé!
>> Cua biển luộc
Luộc có lẽ là cách chế biến cua đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất. Tuy nhiên, cách luộc cua biển như thế nào để cua không bị tanh, không bị rụng càng không phải ai cũng biết đâu.
Khi chọn cua để luộc, bạn nên chọn những con cua còn nhanh nhẹn, tươi ngon. Mai có màu nâu đặc trưng, nhấn nhẹ tay vào mai không bị mềm chứng tỏ cua chắc thịt. Và cách làm cua biển luộc chuẩn ngon như sau:
>> Bí quyết luộc cua không tanh, không rụng càng
Sơ chế cua:
Trước tiên, dùng dao hoặc kéo đâm vào phần đầu hình tam giác của yếm cua để cua chết. Thao tác này giúp bạn dễ dàng làm sạch cua, không lo bị cua kẹp hay sơ ý làm rụng chân, càng cua khi luộc.
Tiếp đến, rửa cua với nước sạch nhiều lần để loại bỏ cát bám trên cua. Sau đó, lấy bàn chải chà sạch mai và càng.
Để cua có vị đậm đà, thơm ngon, bạn có thể bỏ một ít muối, hạt nêm và tiêu vào ướp cùng cua trong khoảng 25 – 30 phút. Xếp cua vào nồi rồi đổ nhập nước, đặt lên bếp và luộc cua khoảng 12 – 15 phút là được nhé! Chú ý lật cua trong quá trình luộc để cua chín đều, chín kỹ, tránh cua bị tái, sống có thể gây ngộ độc khi ăn.
Khi luộc xong, vớt cua ra đĩa, chấm cùng muối ớt hoặc mắm chấm khi còn nóng để thưởng thức trọn vị ngon của món cua biển luộc.
Ngoài cách chế biến luộc như trên, cua biển hấp bia cũng được nhiều người ưa chuộng, thịt thơm ngon đậm đà hơn. Cách làm tương tự như trên nhưng thay vì thả cua vào trong nước, bạn sẽ đặt cua lên xửng hấp, hấp cách thủy. Hấp cua biển bao lâu thì chín? Bạn chỉ nên hấp cua khoảng 10 – 12 phút thôi nhé! Tránh hấp quá lâu cua sẽ bị rụng càng và giảm độ ngọt.
- Lẩu cua biển
Nếu bạn là người thích lẩu hải sản, tại sao không thử ngay món lẩu cua biển siêu ngon ngay hôm nay. Cách chế biến món này cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ cua và các loại rau nhúng kèm là có ngay nồi lẩu cua ngon chiêu đãi cả gia đình rồi.
làm lẩu ăn cùng rau thiên lý và mông tơi
Vậy lẩu cua biển ăn với rau gì? Món lẩu hải sản này không kén rau nhúng kèm, bạn có thể tùy chọn loại rau mình thích để cho vào nhé! Chẳng hạn như nấm các loại, rau cải thải, cải ngọt, rau muống, thiên lý, mồng tơi, rau rút… Ngoài cua ra, bạn có thể bỏ thêm ngao, mực, tôm vào ăn cùng để thêm ngọt nước và trông bắt mắt hơn nhé!
- Canh cua biển
Ngoài chế biến hấp, luộc, nấu lẩu, cua biển nấu canh cũng là một cách chế biến ngon, lạ miệng và giàu dinh dưỡng bạn nên thử. Nhưng nấu canh thế nào cho ngon thì không phải ai cũng biết. Theo dân vạn chài, món canh cua biển nấu chua là ngon nhất, vừa ngọt vừa mát.
Trẻ nhỏ mấy tháng có thể ăn cua biển?
Chỉ cần chuẩn bị 1 – 2 con cua biển. Cùng với đó là vài quả cà chua, đậu bắp, quả dọc, hành hoa, mùi tàu, hành khô và gia vị (tiêu, mì chính, hạt nêm,…) là bạn đã có ngay món canh ngon tuyệt cho mùa hè tươi mát.
Không chỉ mang lại giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe của người trưởng thành, với trẻ nhỏ, cua biển cũng là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé.
Điều mà hầu hết các mẹ bỉm sữa đều lăn tăn khi con bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm đó chính là trẻ mấy tháng được ăn cua biển? Ngay khi tập tành ăn dặm tức là từ tháng thứ 6 bé đã có thể ăn được cua biển. Tuy nhiên, trong cua biển rất giàu đạm, có khả năng gây dị ứng cao nên các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo khi bé đủ từ 7 tháng tuổi trở lên mẹ mới nên cho bé ăn loại hải sản này. Và ban đầu khi ăn, chỉ nên cho bé ăn lượng nhỏ để thử xem bé có bị dị ứng không. Nếu không mới tăng lượng thịt cua lên mỗi bữa.
Điều kiện bảo quản
Điều đầu tiên bạn cần nhớ đó chính là phải để cua ở nơi mát mẻ, độ ẩm vừa đủ, tránh nơi ngập nước hoặc ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Bạn có thể để chúng vào xô hoặc thùng đá có nhúng nước, mở nắp hờ. Tuyệt đối không đậy kín để không khí có thể lọt vào cho cua thở. Ngoài ra, bạn cũng có thể vẩy một chút nước lên mình cua rồi đặt khăn ẩm, ao tải hoặc giấy báo phủ lên trên để hạn chế tối đa việc cua tiếp xúc với nhiệt độ nắng nóng ngoài trời.
Cua biển sống được bao lâu? Nếu bảo quản tốt, cua có thể sống được vài ngày, thậm chí 1 tuần trở lên. Nhưng nếu bảo quản không đúng cách, việc cua bị chết trong quá trình di chuyển, trong khi bảo quản chỉ trong vài tiếng đồng hồ cũng là điều không hiếm. Vậy cua để trong ngăn đá sống được bao lâu? Ngoài cách thả vào thùng xốp như đã nói ở trên, bạn cũng có thể giữ cua sống ở trong tủ lạnh. Nhưng chú ý điều chỉnh nhiệt độ thích hợp, tốt nhất là từ 10 – 15 độ C. Bạn có thể giữ chúng sống trong điều kiện nhiệt độ này khoảng từ 2 – 3 ngày nhé! Tốt nhất, nên chọn con cua nhỏ và còn khỏe bởi chúng có khả năng sống sót cao hơn so với cua to.