Mô tả
Hidano xin trân trọng giới thiệu thuốc đặc trị thán thư trên cây ớt,thuốc đặc trị thán thư trên xoài,thuốc trị bệnh thán thư trên cây tiêu,thuốc đặc trị thán thư xoài,bệnh thán thư trên cam quýt,cách điều trị bệnh thán thư,bệnh thán thư trên lan,bệnh thán thư trên khổ qua
Thành phần
8 chủng vi sinh phân giải 1.106
2 loại nấm đối kháng
7 loại thảo dược ở điều kiện được liệu hoạt tính cao
Công dụng
Đặc trị bệnh thán thư của cây, bệnh rỉ sắt, các loại nấm
Bệnh ghẻ trên quả cây có muối, cây thanh long
Bệnh thối quả cháy lá trên cây cà, ớt
Phục hồi nhanh chóng bung đọt mạnh, vươn cành
Hướng dẫn sử dụng
Một trong những khâu quan trọng của công tác bảo vệ thực vật là cách nhận biết và chẩn đoán bệnh sao cho đúng mới đạt kết quả cao. Mỗi loại nấm bệnh hại cây trồng khi phát sinh đều thể hiện những đặc điểm đặc trưng rõ nét của loại bệnh đó trên mỗi vết bệnh nhất là vết bệnh điển hình. Điều quan trọng là, nông dân cần nhận biết được những đặc điểm đó để bảo vệ thực vật hiệu quả.
Nấm gây bệnh thán thư trên cây trồng( Colletotrichum sp) là một loài nấm đa thực. Nó phát sinh và gây hại trên rất nhiều cây trồng( cây rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, thậm chí còn hại cả cây cảnh). Khi nấm xâm nhập và gây hại khiến cho cả thân, lá, quả cây trồng đều bị xâm nhập và thiệt hại đáng kể( lá khô rụng, cành héo úa, quả thối hỏng)...
Thời tiết vụ hè thu( ấm nóng và thường kèm mưa to) là điều kiện thích hợp cho nấm phát sinh phát triển và gây hại rau màu. Mặt khác, nấm lại có khả năng kháng thuốc cao. Vì vậy, khi phát triển các cây rau màu vụ hè thu, nông dân cần chú ý phòng ngừa và chữa trị cho tốt loại bệnh hại này.
Thực tế cho thấy, nhiều nông dân vẫn chưa nhận biết được những đặc điểm đặc trưng của một số loài nấm chính hại rau màu. Cho nên, việc phòng trị bệnh còn gặp rất nhiều khó khăn và không đạt hiệu quả cao mà còn gây nên nhiều hệ lụy.. Đối với bệnh thán thư, thường hại trên nhiều cây rau màu( cà chua, ớt, dưa bầu bí, hành mủa, đậu đỗ...). Vết bệnh điển hình có những đặc điểm đặc trưng dễ nhận biết như sau:
+ Trên lá: Vết bệnh ban đầu là những đốm tròn nhỏ hoặc không có hình dạng nhất định, màu nâu nhạt dưới lá, sau chuyển sang màu nâu sậm có viền đỏ hặc quầng vàng lan rộng xung quanh. Vết bệnh điển hình và đặc trưng nhất để nhận biết và phân biệt là: Trên vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm hình xoáy trôn ốc( hình mạng nhện). Trên những vòng đồng tâm này là những chấm đen nhỏ li ti( bào tử) bằng đầu kim nhô lên( ảnh). Nông dân cần chú ý phân biệt với vết bệnh đốm vòng do nấm Alternaria sp gây ra trên một số cây rau màu( vết bệnh cũng có hình vòng đồng tâm xoáy chôn ốc nhưng không có các chấm đen nhỏ li ti nổi trên các đường vòng).
Nếu trời ẩm, trên vết bệnh thán thư còn xuất hiện một lớp mốc màu hồng. Khi gặp nắng, vết bệnh khô ròn và rách. Bệnh nặng, các vết bệnh liên kết với nhau và làm lá thối hỏng hoặc khô rụng.
+ Trên thân: Vết bệnh màu nâu xám, hơi lõm( hơi khuyết). Bệnh nặng, làm thân teo lại, cháy khô.
+ Trên quả: Vết bệnh tròn, úng nước, màu nâu xám đến đen, lõm vào. Trừ các quả thuộc họ bầu bí do chứa nhiều nước nên không nhìn rõ đặc trưng nơi vết bệnh. Còn lại, trên các quả của các cây màu khác như cà chua, ớt... vết bệnh điển hình cũng có những đặc điểm đặc trưng như trên lá( vòng đồng tâm và hạt đen bóng li ti trong vết bệnh). Quả bị bệnh sẽ ngừng phát triển và nhanh thối hỏng khi gặp ẩm hoặc cháy khô khi nắng nóng.
1. Đặc điểm phát sinh phát triển của nấm bệnh:
- Nấm bệnh tồn tại trong đất trồng, hạt giống và tàn dư cây bệnh. Bệnh phát tán nhờ gió, mưa và côn trùng.
- Thời tiết nóng ẩm( nhiệt độ dao động trên dưới 300C kèm theo mưa nhiều) là điều kiện thích hợp cho nấm phát sinh và gây hại cây trồng - vụ hè thu bệnh hại nhiều nhất.
- Trên những chân ruộng thoát nước kém hoặc bón phân không cân đối( bón thừa đạm) sẽ làm cho bệnh dễ phát sinh và gây hại nhiều hơn.
- Thân lá cây trồng đặc biệt về đêm nếu đẫm sương, nhiều nước trên bề mặt hoặc trong thời tiết ẩm ướt kéo dài sẽ dễ làm nấm bệnh nảy mầm và tấn công.
2. Cách phòng trị hiệu quả:
- Xử lý hạt giống bằng nước ấm 540C( 3 sôi: 2 lạnh) hoặc thuốc trừ nấm.
- Khi gặp thời tiết bất lợi( mưa kéo dài hoặc đất thừa nước) cần bổ sung Kali trắng( K2SO4) và chế phẩm Hi- Canxi phun lên thân lá cây trồng để tăng khả năng chống đỡ bệnh cho cây. Đồng thời, phun thuốc phòng bệnh bằng các loại thuốc gốc đồng như Batocide 12WP, Coopper B, Boocdo 1%...
- Khi gặp thời tiết nắng nóng kéo dài, cây chậm phát triển thì không nên lạm dụng các chất kích thích sinh trưởng phun cho rau màu. Vì nếu sau đó gặp trời mưa, thân lá cây trồng rất mềm yếu và dễ rách nát, nấm sẽ tấn công dễ dàng.
- Không nên té nước lên thân lá khi trời đã tắt nắng để đảm bảo về đêm thân lá được khô ráo.
- Khi cây bị bệnh, cần hạn chế tưới nước và tuyệt đối không nên bón phân đạm nhất là các chế phẩm phân bón lá chứa đạm hoặc chất kích thích sinh trưởng.
- Cần thăm đồng quan sát cây trồng thường xuyên để sớm nhận biết vết bệnh thì việc trị bệnh mới đạt kết quả cao. Để trị bệnh thán thư có hiệu quả, nên sử dụng một trong các loại thuốc sau: Amistar 250SC, Antracol 70WP, Polyram 80DF, Score 250ND, Benlate 50WWP, Derosal 60WP, Copper B, Sumi- eght...
* Chú ý: Cần thay đổi thuốc giữa các lần phun và phun kép 2 lần, mỗi lần cách nhau 4-5 ngày khi bệnh chớm xuất hiện. Nếu khi phun gặp trời mưa kéo dài nên cộng thêm chất bám dính để trừ bệnh hiệu quả hơn.