Trịnh Tấn Vinh

Người đánh giá
thuantrinhcoffee@gmail.com
Số 100 Tân Phú 2, Đinh Lạc, Di Linh, Lâm Đồng.
Đôi Lời Tâm Sự. Mười năm một quãng thời gian không ngắn nhưng cũng không quá dài, nghĩ lại cũng có nhiều kỷ niệm với những khát vọng cháy bỏng trong tôi. Sau thời gian tham gia dự án cafe bền vững ở Di Linh vào năm 2008, đến 2013 dự án kết thúc. Dự án có tên EDE consulting gởi lại trong tôi bao nhiêu là kỷ niệm, là nông dân như tôi mà bỏ cả thời gian, công việc để theo học cái dự án nầy. Chương trình học tưởng chừng dành cho sinh viên Đại Học chứ không thể dạy cho những nông dân lớn tuổi cho lớp học chúng tôi.Lớp học gồm 48 nông dân trên địa bàn huyện Di Linh. – Lớp học đầu tiên có tên: kỹ năng kinh doanh cơ bản cho người trồng cafe. – Lớp học thứ hai: chương trình luật HTX kiểu mới. – Lớp cuối cùng: về chương trình phát triển cộng đồng. Nghĩ lại những chương trình nầy tới giờ tôi vẫn còn đam mê tới nó, biết bao nhiêu anh chị em học xong rồi bỏ cuộc vì theo chương trình này vất vả quá, rồi cuối cùng cũng chỉ còn mình tôi, vì lẽ đó mà nhiều anh em bè bạn bảo tôi là anh khùng hay sao mà theo chi cho vất vả, trồng cỏ vào vườn cafe làm chi cho nó cạnh tranh hết dinh dưỡng với cây cafe. Còn riêng tôi thì lại suy nghĩ khác, Người nước ngoài họ sang Việt Nam lập dự án giảng dạy cho nông dân để làm gì? Và họ được lợi gì? Khi họ bỏ tiền ra mời giảng viên cao cấp toàn là những tiến sĩ có chuyên môn về dạy. Chính vì lẽ đó mà tôi âm thầm áp dụng những gì mà quý Thầy đã dạy. Tôi đã thí nghiệm trồng ít cỏ Lạc dại vào vườn cafe 2008, tôi theo dõi sự phát triển của cỏ, sau một năm, năm 2009 tôi thấy hiệu quả từ loại cỏ lạc nầy làm cho đất tơi xốp, giun đất nhiều, giữ ẩm tốt, nên tôi quyết định nhân rộng ra hết 1/ha vườn cafe của tôi. Sự quyết tâm cũng thành hiện thực, 2010 đã hoàn thành tôi theo dõi hàng năm xem rầy rệp, sâu bệnh hại có lên cây cafe nữa không, điều bất ngờ vườn cafe đã giảm dần sâu bịnh, nên tôi cũng giảm dần thuốc BVTV, một lần nữa bạn bè lại bảo tôi khùng chứ làm gì có chuyện mà nhờ cỏ mà không còn sâu bệnh, rầy rệp, nhưng rồi tôi cũng chứng minh cho anh em biết là sâu bệnh, rầy rệp nó đã có môi trường sống rồi nên ít lên cây cafe của mình. Tiếng lành đồn xa, cán bộ Hội Nông Dân tỉnh Lâm Đồng đã đưa các chuyên gia khoa học, kể cả chuyên gia người nước ngoài về khảo sát thực tế. Ông bà ta có câu, có công mài sắc có ngày thành kim. Quả đúng là như vậy, bao nhiêu công sức của gia đình đã gắng công vào mảnh vườn nhỏ của mình thành một thảm thực vật thật là đẹp mắt, đem lại sự mãn nguyện cho gia đình mà bao năm đã gắn bó, đến 2016 được một nhà khoa học nổi tiếng tuy đã lớn tuổi nhưng đã lặn lội từ TPHCM lên Lâm Đồng và tìm đến gia đình tôi xem có thật hay không? Thầy đã giới thiệu là GS Nguyễn Thơ Thầy bảo tôi làm một bài tham luận nho nhỏ về cây lạc dại trên vườn cafe mà Thầy đã quan tâm, Thầy mời dự buổi hội nghị Nông Nghiệp tại TPHCM vào tháng 4-2016 từ đó bài viết của tôi đã có trong tập kỷ yếu Nông Nghiệp. Sau một thời gian dài đam mê chăm sóc cafe theo hướng hữu cơ và giảm dần thuốc BVTV nên chi phí chăm sóc cũng giảm đáng kể, công làm cỏ củng giảm theo. Một đam mê cháy bỏng lại trỗi dậy trong tôi và gia đình,là làm sao cho đời một sản phẩm đến tay người tiêu dùng bằng sản phẩm an toàn vệ sinh và chất lượng, không những hạt cafe mà là những ly cafe tuyệt hảo. Ví như một bào thai nằm trong bụng mẹ, đủ năm , đủ tháng, đầy đủ những sắc thái hình hài thì sẽ sinh ra một đứa con bụ bẩm. Thuần Trịnh cũng thế, bao nhiêu năm gia đình gắng công, gắng sức. Trời không phụ lòng người và Thuần Trịnh cafe đã ra đời từ đó, đem lại giọt cafe đắng cho đời trên mảnh đất sạch, bằng những cây cafe khỏe mạnh, bằng những hoa cafe trắng xóa và bằng những hạt cafe chín mọng. Và cũng nhờ sự vun đắp đầy tình thương của quý anh chị em, quý bạn bè thân hữu với những câu ca thấm đẫm tình thương, những câu vọng cổ ngọt ngào như những quả cafe chín mọng với mùi thơm ngọt lịm như mùi mật của mật ong để lại, nên có tên gọi là cafe mật ong ( Honey cafe) của Thuần Trịnh mà bấy lâu nay quý anh chị, quý bạn bè thân hữu gần xa đã quan tâm và ủng hộ cho Thuần Trịnh café. Những tình cảm yêu thương đó là động lực cho Thuần Trịnh nỗ lực hơn, góp một phần không nhỏ cho bảo vệ môi trường trong giai đoạn biến đổi khí hậu, và môi trường đang ô nhiễm nặng nề nầy, mong muốn của Thuần Trịnh cafe là cố gắng làm cho mảnh vườn cafe ngày càng trong lành, xanh sạch,không mùi thuốc BVTV. Làm cho sản phẩm cafe Thuần Trịnh càng thêm tuyệt hảo và hữu ích đến tay người tiêu dùng. Thuần Trịnh cafe xin chân thành cảm ơn.

Nhật ký hoạt động

Công việc: