Công dụng
Về tác dụng của tổ yến, một số tài liệu cho rằng tổ yến giúp bổ phổi, cường thân, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giúp người bệnh nhanh phục hồi, thậm chí còn hỗ trợ bệnh nhân AIDS chống lại virus HIV.[3][4]
Ngược lại, một số tài liệu khác phủ nhận tác dụng của tổ yến, thậm chí còn lên án việc sử dụng tổ yến và cho rằng giá của tổ yến bị đẩy lên cao chỉ vì sự khan hiếm của nó cũng như sự ngộ nhận của người tiêu dùng. Với thực tế tổ yến chính là nước dãi của chim yến cô đọng, nhiều người cho rằng thực chất tổ yến không có giá trị dinh dưỡng gì đáng kể, bởi nước bọt của động vật chủ yếu chỉ bao gồm nước, muối, các loại men (enzyme), và có thể có thêm một số khuẩn vi sinh.[5] Trên tờ tạp chí "American Journal of the Medical Sciences", năm 1999 có một bài viết về việc tổ yến chứa thạch tín khiến người dùng bị ngộ độc.[6] Với việc chưa có một tổ chức hay một nhà khoa học uy tín nào tiến hành thí nghiệm, phân tích và công bố tác dụng của tổ yến, một số bác sĩ nổi tiếng khuyên bệnh nhân của mình không nên sử dụng tổ yến khi đang mang thai vì nghi ngờ chất lượng của nó. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu về động vật cho rằng sự tiêu thụ tổ yến là nguyên nhân chính làm sụt giảm số lượng của loài chim này.
Hướng dẫn sử dụng
Hướng dẫn dùng yến sào
LƯU Ý CÁCH LÀM SẠCH TỔ YẾN
Khi làm sạch lông yến, không nên ngâm tổ yến vào nước nóng, vì nước nóng sẽ làm tan yến và làm mất một số chất.
Không nên dùng bất cứ chất gì để tẩy rửa tổ yến, ngoài nước sạch. Nhiều người dùng rượu, dầu ăn…để tẩy rửa. Điều này không cần thiết, và cũng làm yến mất chất, hoặc mất mùi vị. Chỉ cần nước là có thể làm sạch yến.
Thời gian ngâm tổ yến không nên quá lâu, ( chừng dưới 4 tiếng). Khi thấy yến tơi ra là được
LƯU Ý KHI BẢO QUẢN TỔ YẾN
Nếu không nấu yến ngay sau khi làm sạch, nên vắt khô yến rồi cho vào tủ lạnh, ngăn mát. Thời gian lưu tổ yến khoảng 1 tuần, nếu muốn lưu lâu hơn, nên bật quạt thổi cho yến thật khô,( tránh phơi nắng) rồi cất vào hộp kín, nơi khô ráo.
Yến là thực phẩm bổ dưỡng, không phải là vị thuốc thần kỳ, nên nếu có yến, chúng ta hãy đem dùng, không nên đem cất giữ từ năm này qua năm khác. Tuy tổ yến có thể lưu giữ rất nhiều năm nếu giữ khô ráo, nhưng nếu để quá lâu, có thể gây mất chất, biến chất. Không nên ăn yến bị nấm mốc…
LƯU Ý KHI DÙNG YẾN SÀO
Khi nào ăn yến cũng rất quan trọng, dù chưa có nghiên cứu, nhưng người ta vẫn cho rằng, lúc ăn yến tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Vì buổi tối, khi ngủ được khoảng 1 giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, khi đó nếu có nhiều nguyên liệu do thức ăn cung cấp sẽ làm cho cơ thể tận dụng tốt nhất để phát triển.
Ăn yến thường xuyên mới có tác dụng bồi bổ tốt nhất. Nên ăn hàng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng yến nhỏ thay vì thỉnh thoảng mới ăn một lượng yến lớn.
Cách nấu yến tốt nhất là chưng cách thủy, sẽ giữ được các chất của tổ yến. Dù bạn có chế biến món gì, cũng nên chưng cách thủy tổ yến riêng, rồi mới trộn vào các món là tốt nhất.
LƯU Ý ĐỐI TƯỢNG DÙNG YẾN SÀO
Ai nên thận trọng khi dùng yến : Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng, em bé sơ sinh không nên dùng yến sào. Khi dùng cho các em bé, nên thử từ từ, vì có thể gây dị ứng cho bé. Ngoài ra, theo đông y người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng yến sào
Hướng dẫn sử dụng Yến Sào
Yến Sào được xem là thực phẩm chức năng hay còn gọi là thực phẩm dược phẩm. Đây là món ăn được coi là cao lương mỹ vị của các quốc gia như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam ...
Yến sào có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ,...
Các đối tượng khuyến dùng:
Người già
Trẻ em
Người bệnh
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ làm đẹp
Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu cách sử dụng và liều lượng cho từng đối tượng cụ thể để phát huy tối đa hiệu quả của Yến Sào.
LIỀU LƯỢNG CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG
1. Trẻ sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh không nên sử dụng Yến sào. Ở giai đoạn này trẻ sơ sinh dễ bị ốm do các tác động khách quan của thiên nhiên và môi trường. Bạn có thể cho con bạn một thứ quý giá nhất mà không ai có thể cho đó là sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp khoảng trên 200 dưỡng chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và kháng thể trong một công thức đặc chế dành riêng cho con của bạn.
2. Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi: Em bé từ 12 đến 36 tháng tuổi có thể dùng Yến sào nhưng nên thử từ từ. Xay Yến chung với sữa và cho bé uống. Việc bé dùng Yến đều đặn, giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh về hô hấp, tạo giấc ngủ sâu…
- Tháng đầu tiên: Mỗi ngày ¼ chén, uống đều mỗi ngày.
- Tháng thứ 2 trở đi: Mỗi ngày ¼ chén, uống đều mỗi 2 ngày.
3. Trẻ em từ 3 đến 10 tuổi: Tổ Yến giúp củng cố hệ miễn dịch, điều này cực kỳ quang trọng đối với trẻ em. Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao, tổ Yến giúp trẻ ngăn ngừa được bệnh cảm lạnh thông thường, cúm và một số bệnh nặng hơn. Tổ Yến làm giảm đi sự mệt mỏi, giúp trẻ em chuẩn bị tốt cho kì thi. Nếu sử dụng tổ Yến trong thời gian dài thì sự phát triền của trẻ em sẽ theo chiều hướng tích cực.
- Tháng đầu tiên: Mỗi ngày ½ chén, ăn đều mỗi ngày.
- Tháng thứ 2: Mỗi ngày ½ chén, ăn đều mỗi 2 ngày.
- Tháng thứ 3 trở đi: Mỗi ngày ½ chén, ăn đều mỗi 3 ngày.
4. Phụ nữ từ 30 đến 35 tuổi: Phụ nữ ở độ tuổi này làn da bị lão hoá rất nhanh, một phần do áp lực công việc, gia đình – stress, một phần do tác động khách quan của môi trường – nắng, gió, khói, bụi… Chính vì vậy phụ nữ ở giai đoạn này nên dùng Yến. Khi dùng Yến một cách đều đặn sẽ ngăn chặn sự lão hóa của tế bào da và giúp tái tạo một cách nhanh chóng các tế bào da mới. Hơn nữa, giúp giảm đi sự căng thẳng, mệt mỏi và cho giấc ngủ sâu,…
- Tháng đầu tiên & tháng thứ 2: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi ngày.
- Tháng thứ 3 trở đi: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 2 ngày.
5. Người lớn: Phụ nữ sử dụng thường xuyên tổ Yến sẽ giúp cho làn da điều tiết cân bằng. Có được tác dụng này là do trong tổ Yến giàu chất collagen, protein và vitamin. Ba hoạt chất trên có khả năng chống lão hóa da, làm da mịn màng, giữ mãi sự trẻ trung và ngăn ngừa nếp nhăn. Điều này giúp cho cả nam lẫn nữ trông trẻ và hấp dẫn hơn. Ngoài ra cả nam và nữ đều được cải thiện hiệu quả các cơ quan nội tạng. Tổ Yến có khả năng cải thiện chức năng của thận, phổi và tim.
- Tháng đầu tiên: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi ngày.
- Tháng thứ 2: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 2 ngày.
- Tháng thứ 3 trở đi: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 3 ngày.
6. Người già: Yến sào chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết bồi dưỡng cho người già. Yến sào giàu canxi và sắt, có các nguyên tố có lợi cho thần kinh và trí nhớ như mangan, brôm, đồng, kẽm. Ngoài ra còn có nguyên tố kích thích tiêu hóa như crôm,… Cho người già sự minh mẫn và có những giấc ngủ ngon,…
- Tháng đầu tiên: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi ngày.
- Tháng thứ 2: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 2 ngày.
- Tháng thứ 3 trở đi: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 3 ngày.
7. Phụ nữ đang mang thai: Tổ Yến có thể coi là nguồn tăng lực hoàn hảo cho người mẹ và đứa con sắp chào đời, sử dụng tổ Yến có thể cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng phong phú, giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé. Ngoài ra, phụ nữ khi mang thai sử dụng tổ Yến sẽ nhanh phục hồi sau khi sanh hơn nhờ các biểu bì tăng trưởng Factor (EGF) và hoạt động của các chất dinh dưỡng có trong tổ Yến.
- Tháng mang thai thứ 4: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi ngày.
- Tháng mang thai thứ 5 đến sau khi sinh 6 tháng: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 2 ngày
- Tháng thứ 7 sau khi sinh trở đi: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 3 ngày.
8. Người bệnh: Tổ Yến có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong thành phần tổ Yến chứa hợp chất bao gồm 2 yếu tố chính: glyco và protein (45 - 55%) cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, cần thiết cho bệnh nhân sau phẫu thuật vì có hàm lượng protein cao, giúp bệnh nhân mau hồi phục sức khoẻ.
- Tháng đầu tiên: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi ngày.
- Tháng thứ 2: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 2 ngày.
- Tháng thứ 3 trở đi: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 3 ngày.