Mô tả
Nấm rơm còn gọi là nấm rạ, nấm mũ rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea. Hình ảnh nấm rơm và kỹ thuật trồng meo nấm rơm giá trị cao. Đây là loại nấm rất phổ biến ở khu vực Châu Á. Ở Việt Nam, nấm rơm xuất hiện ở khắp Bắc chí Nam.
Nấm rơm trong tự nhiên thường mọc đơn độc hoặc dày từng cụm trên rơm, rạ. Ở những nơi có nhiều mùn vào mùa hè nóng ẩm. Sau mỗi cơn mưa, nấm bắt đầu mọc lên từ những lớp rơm, rạ ẩm ướt.
Nấm rơm ban đầu nằm trong bao chung có hình trứng khi còn non. Khi phát triển hơn, mũ nấm phá vỡ bao chung và vươn ra ngoài. Lúc này, chúng có dạng núm hoặc bán cầu dẹp màu nâu, đen hoặc xám. Thịt nấm có màu xám trắng, cuống nhẵn, thân ngắn mẫm, gốc hơi phình dạng củ đặc thịt.
Thành phần
100 gam nấm rơm có tới 90 gam nước, trong đó các chất khác như protid 3,6g, lipid 3,2g, glucid 3,4g, cellulose 1,1g. Ngoài ra còn thành phần nhỏ các hoạt chất các như: Photpho, sắt, vitamin B0, B1, B12, C1, C2. Trong 100 g nấm khô có chứa 8,8 g axit nucleic. Tổng cộng nấm rơm chứa đến 17 loại axit amin, trong đó 8 loại cần thiết cho cơ thể con người.
Nấm rơm có chứa Polysaccharide (là phân tử Carbohydrat cao phân tử – đường đa) giúp phát triển các tế bào lympho, thúc đẩy hoạt động của tế bào lympho T và lympho B, làm tăng sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật.
Công dụng
Nghe có vẻ hơi phóng đại, tuy nhiên, trong nấm rơm có một loại hoạt chất là protid dị chủng. Chính vì thế, nên khi bạn ăn thường xuyên loại nấm này thì sẽ giúp cho cơ thể nâng cao khả năng chống ung thư.
Bản thân nấm rơm có vị ngọt, mang tính hàn, có tác dụng khử nhiệt, làm hạ cholesterol và tiêu thực. Ở một số nơi người ta còn dùng loại nấm này để bào chế thành thuốc chữa bệnh thiếu máu.
Nam giới bị bệnh liệt dương có thể sử dụng nấm rơm xào với thịt ếch hoặc thịt chim sẻ, ăn nóng, có tác dụng kích dục
Xét về thành phần dinh dưỡng có trong nấm rơm thì trong 100 gam nấm rơm có tới 90 gam nước, các chất khác như protid 3,6g, lipid 3,2g, glucid 3,4g, cellulose 1,1g. Ngoài ra còn thành phần nhỏ các hoạt chất các như: Photpho, sắt, vitamin B0, B1, B12, C1, C2.
Nhìn chung, nấm rơm là loại nấm chứa khá nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Ở Việt Nam, nấm rơm được sử dụng phổ biến trong ẩm thực bởi nó dễ trồng, ăn lại ngon.
Những người nội trợ sành sỏi thường chọn loại nấm còn trong bọc hay còn gọi là nấm trứng, bởi lúc này thịt nấm thơm và dai.
Nấm rơm giúp tăng lưu lượng máu động mạch vành, giảm lượng oxy tiêu thụ, cải thiện tình trạng thiếu máu, nhồi máu cơ tim.
Bên cạnh đó nấm rơm còn giúp điều chỉnh rối loạn lipid máu, hạ cholesterol triglyceride (một dạng chất béo chứa 3 axit béo) và beta-lipoprotein (nhóm ngoài của lipid) trong huyết thanh, làm hạ huyết áp hiệu quả với những người cao huyết áp.
Nấm mũ rơm có tác dụng trị rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng và sỏi mật.
Hướng dẫn sử dụng
Nấm rơm tươi giàu chất dinh dưỡng và có thể chế biến được rất nhiều các món ăn ngon, đây cũng là loại nấm được các bà nội trợ sử dụng nhiều trong các bữa ăn gia đình.
Điều kiện bảo quản
Nấm rơm cũng như những loại nấm tươi khác cần được bảo quản lạnh từ 2 – 5 độ C tức là để trong ngăn mát tủ lạnh sẽ giữ nấm tươi, ngon trong khoảng 45 ngày. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích các bạn nên bảo quản nấm trong 1 tuần sẽ cho hương vị thơm ngon nhất.