Mô tả
Nấm rơm là loại nấm rất quen thuộc với nhiều người. Đây là thực phẩm dễ trồng, ngon miệng và giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt mô hình trồng nấm rơm có thể trồng quanh năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó cải thiện đáng kể thu nhập và nâng cao đời sống của nhiều hộ nông dân ở Hậu Giang.
- Nấm rơm là loại nấm thuộc họ nấm lớn, sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ.
- Về hình dáng, nấm rơm có màu xám trắng, mũ tròn vừa và thân ngắn mẫm.
- Nấm rơm mọc thành từng cụm dày đặc. Thịt nấm giòn, mùi vị thơm ngon. Khi nấm còn non thì mềm và giòn. Khi nấm già sẽ xơ cứng và khó bẻ gãy.
Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển 30 – 32 độ C, độ ẩm nguyên liệu là 65 – 70%, độ ẩm không khí 80%, độ pH=7, thoáng khí. Nấm rơm sử dụng dinh dưỡng Cellulose trực tiếp từ nguyên liệu trồng.
Thành phần
Nấm rơm Hậu Giang.
Thành phần nấm rơm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Có thể kể đến như: nước, đạm, chất đường, chất xơ, Canxi, Phốt pho, Sắt, Vitamin (A, B1, B2, C, D, E, PP) và 7 loại Axit Amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được.
Công dụng
- Theo Đông Y, nấm rơm có vị ngọt tính hàn. Loại thực phẩm này có tác dụng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt. Đặc biệt, ăn nấm rơm giúp tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ bị các bệnh nguy hiểm như: bệnh tim mạch, ung thư…
- Theo Tây Y, nấm rơm được chế thành các món ăn, thực phẩm chức năng, thuốc hỗ trợ chữa nhiều bệnh. Ví dụ: béo phì, xơ vữa động mạch, rối loạn Lipid máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, thiếu máu…
Hướng dẫn sử dụng
Nấm rơm được sơ chế và rửa nhẹ với nước muối pha loãng. Nấm rơm được dùng làm nguyên liệu để chế biến các món ăn như: cháo nấm, nấm nấu canh, nấm xào, làm lẩu…
Cách sơ chế nấm rơm: Đối với việc chế biến nấm rơm, khi mua về rửa nhẹ tay với nước muối pha loãng. Sau đó, Dùng dao bỏ nhỏ thành miếng vừa ăn.
BẢO QUẢN
Nấm rơm khi mua về nên dùng sớm để tránh việc nấm bị hư. Nếu cần thiết hãy bảo quản nấm rơm trong ngăn mát tủ lạnh (nhiệt độ 12 độ C – 15 độ C). Ngoài ra bạn có thể ngâm chúng vào nước muối nhẹ để bảo quản tạm thời.